Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Phong Nha – Kẻ Bàng là một thắng cảnh thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cho người dân Quảng Bình, một mảnh đất gắn liền với những chiến tích anh hùng lịch sử. Nơi đây, sự giao hoà của rừng nguyên sinh và sông Son, cùng với động khô và động nước tạo nên một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng người. Phong Nha – Kẻ Bàng đã được tổ chức văn hoá thế giới UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ngày 5/7/2003.

Phong Nha – Kẻ Bàng là một thắng cảnh thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cho người dân Quảng Bình, một mảnh đất gắn liền với những chiến tích anh hùng lịch sử. Nơi đây, sự giao hoà của rừng nguyên sinh và sông Son, cùng với động khô và động nước tạo nên một bức tranh thuỷ mặc làm say lòng người. Phong Nha – Kẻ Bàng đã được tổ chức văn hoá thế giới UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ngày 5/7/2003. 

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có tổng diện tích 85.754 ha chia làm 3 phân khu chức năng: 

     – Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 64.894 ha; 

     – Phân khu phục hồi sinh thái 17.449 ha; 

     – Phân khu dịch vụ hành chính 3.411 ha.  

Phần lớn diện tích của Vườn Quốc gia là núi đá vôi và liên kết với vùng núi đá vôi thuộc khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nậm Nô của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tạo vùng núi đá vôi liên tục lớn nhất Đông Nam Á. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng tiềm chứa nhiều giá trị của thiên nhiên, của con người. Đặc trưng của khu vườn quốc gia mênh mông này là những kiến tạo đá vôi dạng karst hàng triệu năm tuổi, các loại hang động, sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.  

Với khối Karst rộng lớn chiếm 2/3 diện tích của Vườn, độ cao từ 300-1.100 m, nằm ở phía Tây Bắc Quảng Bình, kéo dài khoảng 100 km dọc biên giới Việt – Lào. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm trên địa phận hành chính 10 xã, thuộc 3 huyện, gồm: huyện Bố Trạch (Sơn Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Hưng Trạch, Phú Định, Tân Trạch, Thượng Trạch), huyện Minh Hoá (Thượng Hoá, Trung Hoá), huyện Quảng Ninh (Trường Sơn). Có tọa độ địa lý: 

      – Từ 17021’12’’ đến 17039’44’’ Vĩ độ Bắc; 

      – Từ 105057’53’’ đến 106024’19’’ Kinh độ Đông. 

{loadposition adslogo}