Ý nghĩa biểu tượng con Gà trên đỉnh nhà thờ?
Ðó đây ở Âu châu trên cao ngọn tháp nhà thờ ngoài Thánh gía, còn có tượng chú gà trống tạc đúc bằng đồng hay sắt thép. Tại sao tượng hình chú gà trống lại được dựng trên nơi đó?
Ðó đây ở Âu châu trên cao ngọn tháp nhà thờ ngoài Thánh gía, còn có tượng chú gà trống tạc đúc bằng đồng hay sắt thép. Tại sao tượng hình chú gà trống lại được dựng trên nơi đó?
Có người nói nhà thờ nào có con gà trên mái nóc là nhờ Công giáo. Với những nhà thờ xây cất từ xa xưa thường có tượng chú gà. Những nhà thờ mới xây gần đây không có tượng chú gà đỗ trên đó. Và hầu như những nhà thờ của Tin Lành, bên Ðức, thường không có tượng chú gà.
Tượng Chú gà trống trên nóc tháp nhà thờ mang ba ý nghĩa:
- Chú gà trống thường cất tiếng gáy vào khoảng từ hai giờ đến sáu giờ sáng. Ngày xưa khi chưa có đồng hồ báo chỉ giờ, nhất là ở miền thôn quê, người dân nghe tiếng gà gáy biết tới giờ canh thức.
Tượng chú gà trống trên mái tháp nhà thờ là biểu tượng „người báo tin“ đêm đã qua, ngày sáng mới đang tới. Ðây cũng là hình ảnh báo tin Chúa Giêsu Kitô trở lại, nên mọi người hãy tỉnh thức đón chờ Người.
- Tượng chú gà đó báo thời tiết. Chú là người đầu tiên tiếp cận ánh sáng mặt trời khi đêm đen tối đã qua và mặt trời ló dạng xuất hiện. Vì thế chú mang biểu tượng „người báo tin“ sự chiến thắng sống lại của Chúa Giêsu Kitô từ trong bóng tối tội lỗi đi vào ánh sáng.
- Chú gà trống đó còn là hình ảnh „ người nhắc bảo“. Ngày xưa trong sân xử án Chúa Giêsu, chú gà trống đã gáy lúc canh ba, tiếng gà gáy đã thức tỉnh lương tâm, vâng, lòng tin của Ông Thánh Phero ( Mt 26, 34.75.).
Nghe tiếng gà gáy Ông nhớ lại Lời Chúa đã nói với Ông: „ trước khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần lần!“. Tiêng gà gáy thức tỉnh Ông ăn năn hối lỗi, trở về cùng Chúa, về cùng niềm tin.
Ngày nay, tiếng gáy của chú gà trống không còn được căn cứ để biết giờ giấc đánh thức như xưa nữa. Hình tượng chú vẫn là hình ảnh đẹp không chỉ về nghệ thuật, vẻ oai nghi dũng mãnh của chú, mà tiếng gà gáy của„ người báo tin – người đánh thức nhắc nhở “ trong đời sống đức tin và tình người vẫn luôn cần thiết.
Lm. Nguyễn ngọc Long