Lăng Tự Đức (Khiêm Lăng)
Với những đường nét mềm mại, Lăng Tự Đức nhìn từ trên cao hiện ra như một bức tranh sơn thủy tuyệt mĩ, lăng được liệt vào một trong những công trình đẹp nhất thế kỉ XIX. Liệu có ai biết rằng vua Tự Đức cho xây dựng khu lăng tẩm này để giải khuây, tiêu sầu và đề phòng “ra đi bất chợt”, bởi như lời vua nói: “người khỏe còn lo chuyện bất thường huống chi kẻ yếu!” (Theo Khiêm Cung Ký) . Từng dấu ấn trong quần thể lăng gửi gắm tâm hồn lãng tử, bay bổng của ông vua tài hoa này.
Lăng Tự Đức hay còn gọi là Khiêm Lăng là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế, đây là nơi chôn cất của vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn tức vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm), ông trị vì được 36 năm từ 1847-1883, là vị vua ở ngôi lâu nhất của nhà Nguyễn, ông mất vào ngày 16/6 năm quý mùi tức ngày 19/7/1883 hưởng thọ 54 tuổi bài vị được thờ trong Thế Miếu thuộc hoàng thành Huế
Toàn cảnh lăng Tự Đức (Khiêm lăng)
Lăng Tự Đức hay còn gọi là Khiêm Lăng là một di tích lịch sử trong quần thể di tích cố đô Huế, đây là nơi chôn cất của vị hoàng đế thứ 4 của triều đại nhà Nguyễn tức vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Hồng Nhậm), ông trị vì được 36 năm từ 1847-1883, là vị vua ở ngôi lâu nhất của nhà Nguyễn, ông mất vào ngày 16/6 năm quý mùi tức ngày 19/7/1883 hưởng thọ 54 tuổi bài vị được thờ trong Thế Miếu thuộc hoàng thành Huế
Vị trí của lăng
Vua Tự Đức chọn cho mình một mảnh đất thơ mộng làm nơi yên nghỉ giấc ngàn thu. Lăng được xây cất trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế ngày nay).
Lịch sử hình thành lăng
Lịch sử của lăng Tự Đức trải qua nhiều tên gọi gắn với từng thời điểm lịch sử. Lăng được khởi công xây dựng vào năm 1864 với 5 vạn binh lính tham gia. lúc mới xây lăng có tên là Vạn Niên Cơ. Để xây dựng lăng cho kịp tiến độ dự định (6 năm), hàng trăm nghìn dân phu, thợ thuyền phải lao động quần quật làm từ tảng sáng đến canh một. Trong khi đó, đời sống của họ vô cùng khó khăn: ăn không đủ no, quần áo rách nát, thường xuyên bị roi vọt bầm tím da thịt. Cảnh lao động khổ sai ấy gây nên sự căm phẫn trong lòng dân chúng, trong dân gian có tương truyền câu thơ nói về công trình Vạn niên cơ của Tự Đức như sau;
“Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, đào hào máu dân”.
Sau hai năm xây dựng, vì không chịu nổi áp bức nên những người xây dựng lăng nổi dậy, sử sách gọi là loạn chày vôi. Có tên gọi như vậy là do những người thợ này dùng chày đập vôi làm khí giới để tiến vào kinh đô Huế. Quân nổi loạn tiến vào theo ba lối Chương Đức, Hiển Nhơn, Hòa Bình nhưng cuộc nổi loạn thất bại và bị dìm trong biển máu. Sau biến động này vua phải đổi tên Vạn niên cơ thành Khiêm Cung và viết bài biểu trần tình để tạ tội. Đến năm 1873, Khiêm Cung mới được hoàn thành, vua Tự Đức vẫn sống thêm 10 năm nữa mới qua đời.
Quy mô và cấu trúc
Lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước nhiễu nhương, đời sống tư cũng đầy trái ngang khi không thể có con, vua Tự Đức càng tôn sùng quan điểm “sống gửi thác về”. Với ý niệm ấy, ông dồn tâm huyết vào lăng mộ của chính mình. Kết quả là lăng Tự Đức rộng khoảng 12hecta, lớn gấp 10 lần lăng Gia Long!
Bố cục của lăng bao gồm tẩm điện và lăng mộ với gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất cao, thấp hơn nhau chừng 10m. Tất cả những công trình trong tổng thể kiến trúc này đều đi kèm với từ “Khiêm“.
Cấu tạo của lăng Tự Đức được bố trí đối xứng trên 2 trục dọc song song với nhau, cùng lấy núi Giáng Khiêm làm tiền án, núi Dương Xuân làm hậu chẩm và hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường.
Khu vực tẩm điện
Cửa Vụ Khiêm lối vào Lăng Tự Đức
Đầu tiên là Chí Khiêm Đường nằm ở phía trái. Đây là nơi thờ các bà vợ của vua.
Chí Khiêm Đường
Tiếp đến là 3 dãy tam cấp bằng đá Thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn. Đây là công trình gồm hai tầng dạng vọng lâu như một vế đối hoàn chỉnh với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước.
Khiêm Cung Môn
Hồ Lưu Khiêm vốn là một con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng, được đào rộng thành hồ. Hồ vừa mang ý nghĩa phong thủy quân bình âm dương ngũ hành, là nơi “tích phúc”, đồng thời được trưng dụng để thả hoa sen tạo cảnh.
Hồ Lưu Khiêm
Lăng Tự Đức được coi là một công viên thu nhỏ nhờ có đảo Tịnh Khiêm ở giữa hồ. Trên đảo vua cho trồng hoa và nuôi những loại thú hiếm. Vua còn nuôi nai trong vườn ở Tùng Khiêm Viện, Dung Khiêm Viện.Trên hồ Lưu Khiêm còn có Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, nơi nhà vua thường lui đến hưởng thú tao nhã như thưởng hoa, đọc sách… Vắt mình qua hồ là các cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm và Do Khiêm. Qua bên kia hồ, ta sẽ đến được với đồi thông bạt ngàn gió vi vu.
Xung Khiêm Tạ và cây cầu Tuần Khiêm
Đảo Tĩnh Khiêm giữa hồ Lưu Khiêm
Dũ Khiêm Tạ
Bên trong Khiêm Cung Môn là nơi nghỉ ngơi của vua mỗi khi sa giá. Điện Hòa Khiêm nằm ở vị trí trung tâm, trước để vua lo việc nước, nay là nơi thờ cúng bài vị của vua và Hoàng hậu.
Khuôn viên điện Hòa Khiêm phía trước là Khiêm Cung Môn
Điện Hòa Khiêm
Phía trong Điện Hòa Khiêm là nơi thờ cúng vua Tự Đức và Hoàng Hậu
Hai bên là Pháp Khiêm Vu và Lễ Khiêm Vu dành cho bá quan theo hầu. Vốn là người con hiếu thảo, vua dành điện Lương Khiêm, để thờ vong linh mẫu thân là bà Từ Dũ. Bên phải điện Lương Khiêm là Ôn Khiêm Đường – nơi trưng cất và lưu giữ đồ dùng của vua.
Điện Lương Khiêm
Đặc biệt, trong lăng có nhà hát hoàng gia mang tên Minh Khiêm đường được vua Tự Đức xây dựng nhằm phục vụ sở thích nghe hát bội của mình, đây được coi là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam hiện còn.
Nhà hát Minh Khiêm Đường
Không đơn thuần là nơi diễn xướng, Minh Khiêm Đường còn được vua Tự Đức gửi gắm những bay bổng trong tâm hồn qua họa tiết trang trí với các vì tinh tú
Có một hành lang từ điện Ôn Khiêm dẫn ra Trì Khiêm Viện và Y Khiêm Viện là chỗ ở của các cung phi theo hầu nhà vua, kể cả lúc vua còn lẫn khi băng hà.
Khu lăng mộ
Cổng vào khu vực lăng mộ, nơi đặt thi hài vua Tự Đức
Sau khu vực tẩm điện là khu vực lăng mộ đầu tiên là Bái Đình với hai hàng tượng quan viên văn võ để hầu hạ vua bên kia thế giới
Lối lên Bái Đình
Hàng tượng trước Bái Đình
Bái Đình trong lăng Tự Đức
Sau Bái Đình là Bi Đình, trong đó có tấm bia bằng đá Thanh Hóa nặng 20 tấn có khắc bài “Khiêm Cung Ký” do đích thân nhà vua soạn chiếu. Sở dĩ là “Khiêm Cung Ký” chứ không phải bia “Thánh đức thần công” như những lăng khác bởi vua Tự Đức tuyệt tự, không có con. Khiêm Cung Ký” dài 4.935 chữ, tự thuật về cuộc đời, vương nghiệp, thành công, thất bại của vua. Tiếp sau tấm bia là hai trụ biểu sừng sững tựa quyền uy và tài đức của nhà vua. Hồ Tiểu Khiêm hình trăng non đựng nước mưa như để gột rửa linh hồn vua trước khi siêu thoát!
Bi Đình với hai trụ biểu hai bên
Bia đá khắc bài Khiêm Cung Ký
Trên ngọn đồi nằm bên kia hồ bán nguyệt Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành được xây bằng gạch và chính giữa có ngôi mộ của vua Tự Đức được xây trên 3 tầng đá thanh, nhưng hiện nay không ai biết chính xác được thi hài nhà vua có phải nằm ngay tại đây không
lối vào Bửu Thành nơi đặt ngôi mộ bằng đá của vua Tự Đức
Ngôi mộ bằng đá của vua Tự Đức
Hiện còn một khu vực đặc biệt trong quần thể lăng tẩm này mà ít người biết đến, đó là Bổi Lăng nơi yên nghỉ của vua Kiến Phúc vị vua thứ 7 của triều Nguyễn cũng được đặt trong khuôn viên Khiêm Lăng, vua Kiến Phúc được vua Tự Đức nhận làm con nuôi từ khi 2 tuổi. Lên ngôi vào năm 1883 nhưng chỉ sau 8 tháng trị vì nhà vua đã đột ngột qua đời khi còn rất trẻ
Sau 10 năm Khiêm Lăng được hoàn thành, vua Tự Đức băng hà vào năm 1883. Ông đã chính thức được an nghỉ tại khu lăng mộ đẹp như mơ này. Hiện lăng Tự Đức thu hút đông đảo khách du lịch nhờ vẻ đẹp thần tiên, ru lòng người về cõi thiên thai.
Nguồn: LichSuVietNam(dot)com
{loadposition tourhue}