Nhà thờ Đức Mẹ Trà Kiệu
Đức Mẹ Trà Kiệu là tên gọi mà người công giáo Việt Nam dùng để gọi Đức Marian trong đền thờ được xây dựng năm 1898, trên Ðồi Bửu Châu, phía đông Trà Kiệu, thuộc Xã Duy Sơn, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam. Ðền thờ được dâng kính Ðức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, với mục đích ghi nhớ sự kiện Ðức Mẹ phù hộ cho giáo hữu nơi đây trong cuộc chiến chống lại Phong trào Cần Vương năm 1885.
Đức Mẹ Trà Kiệu là tên gọi mà người công giáo Việt Nam dùng để gọi Đức Marian trong đền thờ được xây dựng năm 1898, trên Ðồi Bửu Châu, phía đông Trà Kiệu, thuộc Xã Duy Sơn, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam. Ðền thờ được dâng kính Ðức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, với mục đích ghi nhớ sự kiện Ðức Mẹ phù hộ cho giáo hữu nơi đây trong cuộc chiến chống lại Phong trào Cần Vương năm 1885.
Tên gọi Trà Kiệu
Theo một thuyết, chữ Trà được lý giải do người xưa gọi người Chiêm Thành là Chùm Chà, chữ Chà được đọc trại ra là Trà, gợi ý nhắc nhở đó là phần đất xưa của người Chàm. Còn chữ Kiệu, do chữ Kiều đọc trại ra, vì kiều nghĩa là người ở xa đến, tức dân Ðàng Ngoài di cư lập nghiệp tại đây.
Lịch sử
Cùng với phong trào di dân từ Miền Bắc và Miền Trung vào phía Nam, vùng đất Trà Kiệu trở thành nơi dừng chân của nhiều đoàn người di dân. Làng công giáo Trà Kiệu đã được dựng lên vào khoảng năm 1628.
Từ năm 1883, sau khi Vua Tự Ðức băng hà nổi lên Phong Trào Cần Vương nhằm đánh đuổi quân Pháp và tàn sát người Công Giáo. Ngày 1 tháng 9 năm 1985, quân lính Văn Thân kéo đến vây làng Trà Kiệu, trong khi linh mục Bruyère (thuộc Hội Thừa sai Paris) và giáo dân không kịp chuẩn bị.
Cuộc giao tranh giữa làng công giáo Trà Kiệu và quân lính văn thân kéo dài trong nhiều ngày. Tương quan lực lượng chênh lệch, phe Văn Thân mạnh hơn cả về nhân lực và vũ khí nên những người công giáo đã bày tượng Ðức Mẹ trên bàn thờ để cầu nguyện. Trong khi thanh niên lâm chiến, thì người già và trẻ con tập trung đọc kinh trước ảnh Đức Mẹ. Khi xong trận, họ lại quay về tạ ơn Mẹ. Khẩu hiệu tiến quân của giáo dân là 3 tên thánh: Giêsu,Maria, Giuse. Mỗi khi quân Văn thân tiến đến giáp lũy tre phóng thủ, thì đồng loạt tất cả giáo dân hô to khẩu hiệu và ào ra giao chiến.
Sau đó quân Vân Thân tăng viện thêm đại bác. Họ đặt đại bác trên Ðồi Kim Sơn và Bửu Châu để bắn vào nhà thờ, nơi được xem như là trung tâm xuất phát các trận phản công, đồng thời là biểu tượng của tinh thần kháng chiến của giáo hữu. Nhà thờ bị trúng đạn 1 lần nhưng tổn thất không đáng kể. Một khẩu đại bác đặt cách nhà thờ chừng 100 thước nhưng không sao bắn trúng được nhà thờ. Theo truyền tục thì võ quan chỉ huy đã thú nhận rằng ông ta cố tình nhắm bắn thì thấy “một người đàn bà xinh đẹp, bận áo trắng, đứng trên nóc nhà thờ nên không thể nào nhắm trúng được”. Thông tin này đã khiến quân lính trong phe Văn Thân xôn xao.
Vị linh mục và giáo dân nghe vậy đều nghĩ rằng phép lạ Ðức Mẹ làm, cũng mong được nhìn thấy, nhưng không ai trông thấy ngoại trừ một người đàn bà, tên là Chỉnh. Ðồng thời phe Văn thân còn thấy nhiều trẻ nhỏ mặc áo đỏ áo trắng từ trên không trung bay xuống qua lũy tre xanh, tay cầm gươm bạc sáng ngời vả đánh giúp giáo dân.
Ngày 21 tháng 9 năm 1885, phe giáo dân chiếm lại bộ chỉ huy của Văn Thân đặt trên Ðồi Bửu Châu. Trà Kiệu được giải vây từ đó. Ðêm đến, mọi người họp nhau trong nhà thờ sốt sắng tạ ơn Thiên Chúa, nhất là Thánh Mẫu Maria.
Năm 1898, giáo dân Trà Kiệu xây cất một đền Thờ trên ngọn Ðồi Bửu Châu để ghi nhớ công ơn Đức mẹ. Từ ấy đến nay, Linh địa Đức Mẹ Trà Kiệu vốn nổi tiếng là linh thiêng, nhiều người đều đến cầu khẩn Mẹ lành và thường đều được ban ơn. Nhiều người tự cho rằng đã được khỏi bệnh bằng lá Non Trược trên Ðồi Bửu Châu.
Ngày 31 tháng 5 năm 1971, Giám mục Đà Nẵng Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đã chọn Trà Kiệu làm Trung Tâm Thánh Mẫu của Giáo phận Đà Nẵng. Và theo thông lệ thì 3 năm một lần, Giáo phận sẽ tổ chức ngày “Đại Hội Đức Mẹ Trà Kiệu” vào ngày 31 tháng 5
Nguồn: wikipedia.org
{loadposition adstourthamkhao}
{loadposition adslogo}